Dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành BLTTHS 2003, tiếp tục kế thừa những quy định còn phù hợp, khắc phục căn bản những vướng mắc, bất cập đặt ra qua thực tiễn. Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có hiệu lực ngày 01/7/2016, đã thế chế hóa chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, BLTTHS năm 2015 mở rộng trường hợp bắt buộc mời người bào chữa cho bị can, bị cáo, quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 76 “Chỉ định người bào chữa”.
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:a, Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù tù chung thân, tử hình.…
Mở rộng trường hợp bắt buộc mời người bào chữa cho bị can, bị cáo, đã phần nào nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các đạo luật mới được Quốc hội ban hành, phù hợp với các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bị can, bị cáo trong trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, về tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm, tù chung thân, tử hình sẽ có người am hiểu pháp luật bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Tuy nhiên, tại khoản 2, 3 Điều 298 BLTTHS quy định về “Giới hạn của việc xét xử” quy định:
…2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố.3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.Theo quy định tại khoản 2 Điều 298 thì trường hợp nếu Viện kiểm sát truy tố theo khoản 3 Điều 171 “Tội cướp giật tài sản”, khung hình phạt tại khoản này từ 07 năm đến 15 năm, thì Tòa án có thể xét xử theo khoản 4 Điều 171 với khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Quy định tại khoản 3 Điều 298 thì trường hợp nếu Viện kiểm sát truy tố theo khoản 2 Điều 150 “Tội mua bán người” (khung hình phạt từ 08 năm đến 15 năm tù), thì Tòa án có thể xét xử theo khoản 2 Điều 151 “Tội mua bán người dưới 16 tuổi” (khung hình phạt từ 12 đến 20 năm).
Như vậy, hai trường hợp trên, nếu Tòa án xét xử về tội danh nặng hơn hoặc khung hình phạt năng hơn (có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình), tội danh, khung hình phạt Viện kiểm sát đã truy tố, thì người bị xét xử trong hai trường hợp này không có người bào chữa ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố không là chưa đảm bảo việc cử người bào chữa theo quy định của pháp luật, nên cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành các Điều luật nêu trên cho phù hợp, để việc áp dụng pháp luật có hiệu quả.